Site icon IEP EDUCATION

Logistics là gì?

Logistics là gì? Du học ngành Logistics ở đâu tốt nhất? Học Logistics ra làm gì? mức lương bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc về Logistics sẽ được IEP DU giải đáp qua bài viết này

Logicstics là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng (Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council)).

Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, tăng mức lợi nhuận.

Logistics phân loại theo quy trình

Inbound Logistics (Logistics đầu vào)

Inbound Logistics bao gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.

Outbound Logistics (Logistics đầu ra)

Outbound Logistics gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics (Logistics ngược)

Reverse Logistics gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Học Logistics ra trường làm gì?

Có rất nhiều công việc dành cho người học Logistics ra và dưới đây sẽ là những công việc cụ thể.

Nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu là những người trực tiếp tham gia hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá và xuất bán thành phẩm ra nước ngoài với số lượng và giá cả khác nhau.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading: Còn được gọi là oversea sale. Vị trí này mình thấy thường tuyển trong các công ty làm về trading như bán gạo, cafe, cao su… cho các đối tác nước ngoài. Với vị trí này yêu cầu bạn phải giỏi ngoại ngữ, thường xuyên lên mạng tìm kiếm khách hàng nước ngoài và sale hàng, lên trang Alibaba các bạn Việt Nam rao bán hàng nông sản khá nhiều.

Nhân viên thu mua

Là những người có nhiệm vụ tìm và duy trì nguồn cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, cùng phối hợp với bộ phận sản xuất – kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng.

Nhân viên quản lý hàng hóa (Quản lý kho)

Quản lý kho hàng hay kho vât tư chính là những hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quán, quản lý số lượng hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.

Nhân viên điều phối vận tải

Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải. (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP).

Nhân viên kinh doanh Logistics…

Trách nhiệm của sale logistics chính là giới thiệu, tìm kiếm khách hàng để cung cấp các dịch vụ cung ứng của công ty mình đến những công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, nước ngoài bằng đường biển, đường hàng không. Trách nhiệm chính có thể phân loại như sau:
Sales FCL: Sales hàng nguyên cont, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu và các LCL forwarder.
Sales LCL: Sales hàng lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài.
Sales Overseas: Tìm kiếm các công ty forwarder nước ngoài để làm agent và handle hàng cho họ. Đây là công việc khó khăn nhất của nghề forwarding.

Cấp bậc nghề nghiệp và mức lương của ngành Logistics

Logistics Officer ($300 – $700)

Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

Logistics Supervisor ($1000 – $1500)

Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

Logistics Manager ($1000 -$4000)

Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

Logistics Director ($4000 – $6000)

Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

Supply Chain Director ($5000 – $7000)

Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

Du học ngành Logistics nên đi nước nào?

Hà Lan
Hiện tại, có rất nhiều quốc gia trên thế giới giảng dạy chuyên ngành Logistics, nổi bật trong số đó là Hà Lan với vị trí thứ 4 thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số hiệu suất Logistics do World Bank công bố. Nhờ việc sở hữu hai trung tâm vận chuyển hàng hóa có quy mô lớn nhất nhì châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schipol tại Amsterdam, Hà Lan đã trở thành “cửa ngõ của châu Âu”, trung chuyển tới 54% tổng lượng hàng hóa lưu thông vào châu Âu.

Singapore
Singapore cũng là một điểm đến vô cùng lí tưởng cho những bạn du học sinh muốn theo đuổi ngành học này. Cảng Singapore là một trong những cảng biển “nhộn nhịp” nhất thế giới, với lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng bằng 1/5 lượng hàng chuyển bằng container của thế giới và cảng sở hữu 4 kho hàng hóa với sức chứa trên 600.000 m3.

Exit mobile version