ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/amxsjbzo/addondomain/iep.edu.vn/wp-includes/l10n.php on line 838
https://iep.edu.vn/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Lưu ý khi lựa chọn nhóm ngành Stem khi đi du học Mỹ - IEP EDUCATION
Site icon IEP EDUCATION

Lưu ý khi lựa chọn nhóm ngành Stem khi đi du học Mỹ

STEM là nhóm ngành học tương đối khó và đòi hỏi đầu vào cao. Nếu bạn lựa chọn nhóm ngành này khi du học Mỹ, hãy xem kỹ những lưu ý dưới đây để cố gắng học tập sao cho hiệu quả nhé!

Sự tăng trưởng của nhóm ngành STEM tại Mỹ

Tại Mỹ, nhóm ngành STEM có tỷ lệ phát triển mạnh mẽ nhất, tăng trưởng 17% tính đến năm 2018, tăng 9,8% so với các nhóm ngành khác. Nhóm ngành STEM luôn có nhu cầu nhân lực rất cao, thu nhập trung bình của những nhân lực làm trong ngành này cũng cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác, đó là điều xứng đáng khi yêu cầu về bằng cấp ngành STEM rất cao, quá trình học cũng nhiều vất vả hơn so với các ngành khác, đòi hỏi sự cố gắng gấp nhiều lần.

Lựa chọn Mỹ để du học nhóm ngành STEM quả thực là một quyết định vô cùng sáng suốt để bạn có những trải nghiệm học tập tuyệt vời nhất, cơ hội thực hành hấp dẫn và tương lai nghề nghiệp rộng mở.

Tuy nhiên, các môn học của nhóm ngành STEM tốn khá nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi người học phải có sở thích, đam mê và nghiêm túc muốn thực hiện chúng mới có thể thành công. Bởi vậy, sinh viên cần nắm được một số lưu ý nhất định để hoàn thành xuất sắc hành trình du học ngành STEM của mình tại Mỹ.

Giữ đúng lộ trình học

Do đặc thù các môn học khá khó và khô khan nên đã có rất nhiều sinh viên ngành STEM bỏ dở chương trình học hoặc xin chuyển ngành vì cảm thấy không thể theo đuổi đam mê được tới cùng. Việc này rất ảnh hưởng tới sự nghiệp tương lai của bạn, thời gian học tập bị kéo dài. Bởi vậy một khi đã lựa chọn nhóm ngành STEM, bạn cần xác định sẽ phải vất vả và cố gắng rất nhiều trong quá trình học, bạn cần có quyết tâm và động lực lớn để không nản chí và bỏ dở giữa chừng, vừa tốn kém chi phí lại ảnh hưởng tới lộ trình của mình. Bên cạnh đó, các trường đại học tại Mỹ cũng có hệ thống hỗ trợ sinh viên trong học tập, giúp các bạn hiểu bài hơn và duy trình được lộ trình.

Số lượng môn học trong mỗi kỳ học và số giờ tự học

Sinh viên đại học tại Mỹ cần học tối thiểu 12 tín chỉ/kỳ, tương đương 12 giờ lên lớp/tuần. Tuy nhiên đối với ngành STEM, trên thực tế bạn cần học tới 15 giờ để ra trường trong vòng 4 năm. Ở nhiều trường đại học, hướng tới việc giáo dục toàn diện, trường sẽ yêu cầu sinh viên phải có kiến thức đa ngành, tức là sẽ tham gia các khóa học rộng hơn nếu muốn tốt nghiệp, điều này cũng làm số lượng môn học và thời gian học thực tế mỗi kỳ của bạn tăng lên đôi chút. Tuy nhiên các môn học xã hội lại như những giờ “xả hơi”, giảm tải áp lực bên cạnh những môn học nặng kiến thức trong chuyên ngành STEM, đồng thời cũng giúp sinh viên cải thiện được kỹ năng xã hội để trở nên toàn diện hơn trong tương lai.

Bên cạnh số lượng môn học mỗi kỳ, số giờ tự học của sinh viên khối ngành STEM cũng khá nhiều, trung bình một sinh viên cần 20 giờ tự học mỗi tuần để đảm bảo theo sát chương trình trên lớp. Ngoài ra bạn cũng cần dành thời gian để trao đổi, tương tác với giảng viên và làm các bài tập nhóm, nghiên cứu dự án…

Làm thêm

Là một sinh viên STEM, bạn chắc chắn sẽ có ít thời gian rảnh rỗi hơn những bạn học khác ngành, tuy nhiên bạn có thể tìm một công việc nghiên cứu có lương, tham gia hỗ trợ nghiên cứu một cách tình nguyện, đăng ký thực tập tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan… Những công việc này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chuyên môn trước khi bắt đầu sự nghiệp sau khi ra trường.

Hoạt động ngoại khóa

Mặc dù khối ngành STEM đòi hỏi bạn cần rất nhiều thời gian cho việc học và nghiên cứu, nhưng cũng đừng nên vì vậy mà bỏ qua việc rèn luyện sức khỏe hay vui chơi giải trí để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Hãy dành trung bình khoảng 8 tiếng/tuần để chơi thể thao, sinh hoạt trong các câu lạc bộ hay tham gia làm tình nguyện.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Với lịch học, làm việc dày đặc như vậy, bạn chắc chắn phải xây dựng một thời gian biểu khoa học cho riêng mình để đảm bảo mọi việc được thực hiện. Dưới đây là một thời gian biểu tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:

  • 8h: Thức dậy, tắm và chuẩn bị tới trường
  • 8h30: Ghé tiệm cafe và kiếm đồ ăn sáng trên đường tới lớp
  • 9h: Bắt đầu thời gian học
  • 10h30: Tìm địa điểm để ôn lại kiến thức và chuẩn bị cho lớp buổi chiều.
  • 12h: Ăn trưa và nghỉ ngơi
  • 13h: Lớp học buổi chiều, có thể ở phòng thí nghiệm hoặc là một môn học xã hội
  • 14h30: Tan học, ghé qua văn phòng khoa tìm giáo sư và đặt câu hỏi cho những vấn đề còn thắc mắc trên lớp
  • 15h: Thể thao, hoạt động ngoại khóa
  • 17h: Về nhà, tắm, tranh thủ học thêm trước giờ ăn tối.
  • 18h30: Ăn tối để chuẩn bị đi làm thêm
  • 19h: Thời gian làm thêm
  • 21h: Tan ca, dành thêm thời gian cho việc học
  • 22h: Giải trí
  • 23h: Đi ngủ.

Công thức phân bổ thời gian cơ bản là 3 tiếng học ở trường, 3 tiếng tự học, 2 tiếng làm thêm và 2 tiếng cho hoạt động ngoại khóa, thể thao. Đây là một lịch trình bận rộn nhưng nếu bám sát, bạn sẽ đảm bảo thực hiện được đầy đủ mọi việc trong ngày.

Exit mobile version